TIN TỨC > TIN CÔNG TY
Phương án CPH Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO
Tin đăng ngày: 6/6/2016 - Xem: 970
 

MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

 

                                           PHẦN THỨ NHẤT                  

3

 

CẤC KHÁI NIỆM VÀ VIẾT TẮT

3

1

Khái niệm

3

2

Danh từ viết tắt

4

 

PHẦN THỨ HAI

 

 

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TRƯỚC KHI

 CỔ PHẦN HÓA

4

I

THÔNG TIN CHUNG

 

1

Tên, địa chỉ công ty

4

2

Quyết định thành lập

4

3

Loại hình doanh nghiệp

4

4

Ngành nghề kinh doanh

5

5

Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu

5

II

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

5

1

Giai đoạn trước năm 2005

5

2

Giai đoạn từ năm 2005 đến 2015

6

III

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA

6

1

Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

6

2

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

7

3

Nguyên tắc ghi nhận chi phí

7

IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ LAO ĐỘNG

7

1

Cơ cấu tổ chức

8

 

* Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty

8

2

Tình hình lao động (Phân theo giới tính, Phân loại trình độ; Phân loại theo hình thức hợp đồng, Trình độ đội ngũ nhân sự)

9

V

TÌNH HÌNH KINH DOANH 3 NĂM (2012, 2013, 2014) TRƯỚC KHI CPH

9

1

Tình hình tài chính - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

10

2

Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh

11

 

* Thuận lợi

11

 

* Khó khăn, hạn chế

12

3

Cơ sở vật chất

12

3.1

Đất đai

12

3.2

Nhà cửa, vật kiến trúc

13

3.3

Tài sản, phương tiện vận tải

14

4

Nhãn hiệu thương mại

14

5

Các hợp đồng đang thực hiện

14

6

Các tổ chức chính trị xã hội

14

7

Vị thế của Công ty

15

8

Triển vọng phát triển

15

9

Tổng giá trị thực tế tại doanh nghiệp và Tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

16

10

Những vấn đề cần tiếp tục xử lý:

16

 

- Tài chính

16

 

- Đất đai, nhà cửa

16

 

PHẦN THỨ BA

16

 

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

16

I

Cơ sở pháp lý

16

II

Mục tiêu cổ phần hóa

18

III

Hình thức cổ phần hóa

18

IV

Thông tin doanh nghiệp cổ phần hóa

18

1

Tên, địa chỉ Công ty

18

2

Ngành nghề kinh doanh

19

3

Giá trị doanh nghiệp để Cổ phần hóa

19

V

Vốn Điều lệ của Công ty Cổ phần

21

1

Vốn điều lệ và số cổ phần phát hành

21

2

Cơ cấu vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần của các cổ đông

21

3

Số lượng cổ phần bán đấu giá công khai và giá khởi điểm bán đấu giá

22

4

Cổ phần bán giá ưu đãi cho người lao động

22

5

Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho tổ chức Công đoàn

22

6

Cổ phần bán đấu giá cho nhà đầu tư thông thường (nhà đầu tư khác)

23

7

Kế hoạch bán đấu giá

23

8

Rủi ro dự kiến

24

9

Dự toán chi phí cổ phần hóa

25

10

Kế hoạch hoàn vốn ngân sách, KH sử dụng tiền thu từ CPH

25

VI

Phương án tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Du lịch Trường Sơn

26

1

Cơ sở hoạch định

26

2

Mục tiêu phát triển

27

3

Các giải pháp thực hiện

30

VII

Phương án sắp xếp lao động

35

VIII

Phương án sử dụng đất

41

IX

Phương án sử dụng Quỹ khen thưởng phúc lợi

41

 

PHẦN THỨ TƯ

 

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC DUYỆT

41

 

PHẦN THỨ NĂM

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

42

PHẦN THỨ NHẤT

CÁC KHÁI NIỆM VÀ VIẾT TẮT

 

I. KHÁI NIỆM

- Công ty: Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO;

- Cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

- Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.

- Cổ đông: Là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần.

- Cổ tức: Là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của Công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Vốn Điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

II. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- ĐHCĐ:  Đại hội cổ đông;

- HĐQT: Hội đồng quản trị;

- BGĐ: Ban Giám đốc;

- GĐ: Giám đốc;

- BKS: Ban kiểm soát;

- KTT: Kế toán trưởng;

- CBCNV: Cán bộ công nhân viên;

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động;

- TSCĐ: Tài sản cố định;

- TSLĐ: Tài sản lưu động;

- QSDĐ: Quyền sử dụng đất;

- CP: Cổ phần;

- CPH: Cổ phần hóa;

- TMCP: Thương mại cổ phần;

- BQP: Bộ quốc phòng;

- DN: Doanh nghiệp;

- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước;

- GTDN: Giá trị doanh nghiệp;

- NSNN: Ngân sách nhà nước;

- TCKT: Tài chính Kế toán;

- BHXH: Bảo hiểm xã hội;

- DN: Doanh nghiệp;

- TCT: Tổng công ty;

- TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- KS: khách sạn;

- SXTX: Sửa chữa thường xuyên;

 

PHẦN THỨ HAI

 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HÓA

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên, địa chỉ công ty

- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Trường Sơn COECCO.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

- Tên gọi tắt: Công ty Du lịch Trường Sơn

- Tên giao dịch Quốc tế: TruongSon tourist company (TST).

- Trụ sở chính: Số 187, đường Nguyễn Du (nay là Lê Duẩn), phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.  

- Điện thoại           : 038 3592 542.

- Fax                     : 038 3592 541.

- E.mail                 :         [email protected]

- Website              : www.truongsontourist.com.vn

- Mã số thuế: 2900793002.

- Tài khoản:  0000518831 tại Ngân Hàng Công Thương Nghệ An.

2. Quyết định thành lập

- Quyết định số 1103/QĐ - HĐQT ngày 23/06/2005 của Hội đồng quản trị Công ty Hợp tác kinh tế về việc thành lập Công ty TNHH Du lịch Trường Sơn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Khách sạn Hòn Ngư, KS Xuân Lam, Khu kinh tế Hương Sơn.

- Quyết định số 219/2006/QĐ-BQP ngày 30/12/2006 của Bộ quốc phòng về việc chuyển Công ty Du lịch Trường Sơn thuộc Công ty Hợp tác kinh tế thành Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn.

3. Loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên, nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

4. Ngành nghề kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900793002 -  đăng ký lần đầu ngày 24/04/2007; đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 30/06/2014.

Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

a) Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn, nhà hàng);

b) Vận tải hành khách ven biển và viễn dương;

c) Vận tải hành khách đường bộ khác;

d) Điều hành tua du lịch (kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa).

đ) Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (Kinh doanh phục vụ hội thảo, hội nghị và thể thao);

e) Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái; ngâm tắm nước khoáng nóng);

g) Buôn bán đồ uống (mua bán bia, rượu, nước giải khát, cà phê);

h) Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;

5. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Giai đoạn trước năm 2005

Tiền thân Công ty Du lịch Trường Sơn là sự hợp nhất các đơn vị: Khách sạn Hòn Ngư, KS Xuân Lam, Khu kinh tế Hương Sơn. Khách sạn Hòn Ngư đi vào hoạt động từ năm 1995, Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim (Khu Kinh tế Hương Sơn) từ năm 2002 và KS Xuân Lam từ năm 2003. Nghành nghề chủ yếu trong giai đoạn này là kinh doanh khách sạn, ngâm tắm nước khoáng nóng, nhà hàng. Khách sạn Hòn Ngư, KS Xuân Lam, Khu du lịch sinh thái Sơn Kim dần đi vào hoạt động ổn định.

2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Ngày 23/06/2005, Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty Hợp tác kinh tế về việc thành lập Công ty TNHH Du lịch Trường Sơn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Khách sạn Hòn Ngư, KS Xuân Lam, Khu kinh tế Hương Sơn. Sau khi đi vào hoạt động, tiếp tục mở rộng thêm các đơn vị: KS Mê Kông, KS Paksan, Trung tâm Lữ hành quốc tế và nội địa, Nhà hàng Sen Vàng, KS Xiêng Khoảng, KS Chaluenxay.

Công ty Du lịch Trường Sơn được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn Quyết định 219/2006/QĐ-BQP ngày 30/12/2006 của Bộ quốc phòng.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, tăm nước khoáng nóng. Các đơn vị đều kinh doanh ổn định và đa số đạt tốc độ tăng trưởng tốt.

Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Chủ sở hữu Tổng Công ty Hợp tác kinh tế quản lý và nắm giữ 100% vốn Điều lệ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

III. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA

1. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (ngày 01/07/2015).

                             Đơn vị tính: đồng       

SốTT

Chỉ tiêu

Số liệu

Sổ sách kế toán

1

2

3

A

TÀI SẢN ĐANG DÙNG

28.640.597.996

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

14.705.175.643

1

Tài sản cố định

566.026.624

1.1

TSCĐ hữu hình

566.026.624

-

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

-

Máy móc, thiết bị

26.062.500

-

Phương tiện vận tải, vật tuyền dẫn

519.306.851

-

Thiết bị, dụng cụ quản lý

20.657.273

1.2

TSCĐ vô hình

 

2

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

3

Chi phí XDCB dở dang

 

4

Các khoản ký cược, ký qũy dài hạn

 

5

Chi phí trả trước dài hạn

14.139.149.019

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

13.935.422.353

1

Tiền

- Tiền mặt tồn qũy

- Tiền gửi Ngân hàng

6.996.365.780 4.263.581.898

2.732.783.882

2

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

3

Các khoản phải thu

5.703.445.912

4

Vật tư, hàng hóa tồn kho

1.235.610.661

5

Tài sản lưu động khác

 

III

Giá trị lợi thế kinh doanh của DN

0

IV

Giá trị quyền sử dụng đất

0

B

TÀI SẢN CHỜ BÀN GIAO TCT

19.812.847.657

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

19.812.847.657

1

Tài sản cố định

16.875.794.157

2

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

2.937.053.500

3

Chi phí XDCB dở dang

 

4

Các khoản ký cược, ký qũy dài hạn

 

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

1

Công nợ không có khả năng thu hồi

 

2

Vật tư, hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất

 

C

TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ NGUỒN KINH PHÍ

 

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

D

TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI (Không sử dụng cho SXKD)

 

E

TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DN (A+B+C+D)

48.453.445.653

 

Trong đó: Tổng giá trị thực tế của DN

28.640.597.996

E1

Nợ thực tế phải trả

16.338.234.967

E2

Số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng

181.565.933

F

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DN

 

12.302.363.030

          (Nguồn: Báo cáo xác định GTDN)

2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu, thu nhập của Công ty là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được do việc cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; các hoạt động tài chính và các hoạt động khác của Công ty. Các khoản doanh thu, thu nhập này được xác định theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

3. Nguyên tắc ghi nhận chi phí

Chi phí SXKD phát sinh, có liên quan đến việc hình thành doanh thu trong năm và phải là chi phí hợp lý theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp được tập hợp theo thực tế và ước tính đúng kỳ kế toán.

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ LAO ĐỘNG

1. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức công ty gồm: Giám đốc Công ty, Kiểm soát viên do Tổng Công ty Hợp tác kinh tế bổ nhiệm, 02 Phó Giám đốc (01 Phó giám đốc kiêm giám đốc KS Chaluenxay), 3 phòng tham mưu nghiệp vụ: Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch, Tài chính kế toán. Có 8 đơn vị trực thuộc: KS Hòn Ngư, KS Xuân Lam, KS Mê Kông, KS Paksan, Trung tâm Lữ hành Quốc tế và nội địa, Nhà hàng Sen Vàng, KS Xiêng Khoảng, KS Chaluenxay, Khu Du lịch sinh thái Sơn Kim.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

 

 

CÁC KHÁCH SẠN

 

 

TT LỮ HÀNH

 

 

 

NHÀ HÀNG

 

 

 

          2. Tình hình lao động

Số lượng lao động làm việc tại Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn, tính đến thời điểm sắp xếp, chuyển đổi (01/07/2015) là 120 người (có danh sách kèm theo).

* Phân theo giới tính:

- Nam: 60 người (50%);

- Nữ: 60 người (50%).

* Phân loại trình độ:

STT

Trình độ

Số người

Tỷ lệ %

1

Trên Đại học

0

0

2

Đại học

36

29,27

3

Cao đẳng

21

17,92

4

Trung cấp

60

48,79

5

Sơ cấp

2

1,62

6

Lao động khác

1

3,25

 

Cộng

120

100

* Phân loại theo hình thức hợp đồng

STT

Chỉ tiêu

Số người

1

Sỹ quan

3

2

Quân nhân chuyên nghiệp

16

3

Công nhân viên quốc phòng

08

4

Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn

60

5

Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ

1 đến 3 năm

33

6

Lao động làm việc theo mùa vụ, theo công việc nhất định dưới 12 tháng

0

 

Cộng

120

* Trình độ đội ngũ nhân sự:

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế trong Công ty đều có trình độ Đại học phù hợp chuyên ngành, đa số còn trẻ, năng động; có tinh thần trách nhiệm cao; luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ;

- Đội ngũ công nhân kỹ thuật chủ yếu được đào tạo từ Trường Trung cấp, Cao đẳng Nghề du lịch, một số lao động được đào tạo từ các ngành, nghề kế toán, kỹ thuật điện, nước. Qua thời gian công tác, Công ty đã tổ chức nhiều đợt học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ tay nghề cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại, tuy nhiên số công nhân có tay nghề cao còn ít;

- Tỷ lệ lao động gián tiếp, phục vụ còn cao so với trực tiếp sản xuất do địa bàn quản lý phân tán, trải dài.

V. TÌNH HÌNH KINH DOANH 4 NĂM (2012, 2013, 2014, 2015) TRƯỚC KHI CPH

1. Tình hình tài chính - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

                                                                                 

 

 

 

 

 

 Đơn vị tính : 1.000 đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Ghi chú

1. Tổng giá trị tài sản

41.618.041

42.444.454

43.351.595

45.138.221

 

2. Vốn nhà nước theo sổ sách kế toán

31.000.000

31.000.000

31.632.081

31.000.000

 

3. Nợ ngắn hạn

10.618.041

11.444.454

11.719.583

14.138.221

 

Trong đó, nợ quá hạn

0

0

0

0

 

4. Nợ dài hạn

0

0

0

0

 

Trong đó, nợ quá hạn

0

0

0

0

 

5. Nợ phải thu khó đòi

0

0

0

0

 

6. Tổng số lao động

163

143

123

120

 

7. Tổng quỹ lương

7.839.407

8.805.367

8.774.332

8.774.332

 

8. Thu nhập bình quân (1000đ người/tháng)

4.548

4.856

6.722

6.993.109

 

9. Tổng doanh thu

44.522.493

56.441.495

57.803.549

63.393.588

 

10.  Tổng chi phí

42.885.278

54.894.590

54.967.878

60.529.910

 

11. Lợi nhuận thực hiện

1.637.215

1.546.905

2.835.671

2.863.678

 

12. Lợi nhuận sau thuế

1.184.333

1.090.315

2.106.938

2.132.456

 

13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn nhà nước

3,82%

3,52%

6,8%

6,88%

 

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh

* Thuận lợi

- Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, dịch vụ.

-  Nội bộ đoàn kết, thống nhất; có mối quan hệ tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành, với các khách hàng;

-  Chất lượng sản phẩm có uy tín trên thị trường. Các khách sạn, nhà hàng đều đã ít nhiều tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường.

* Khó khăn, hạn chế

- Các đơn vị trong công ty phân tán, rải rác cả ở Việt Nam và nước bạn Lào nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị đa số là cũ kỹ, xuống cấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.

3. Cơ sở vật chất

3.1. Đất đai

- Có 04 cơ sở nhà, đất Công ty đang quản lý, sử dụng;

- Còn lại các chỗ khác thuê hoạt động toàn bộ;

Cụ thể 04 vị trí đất như sau:

TT

Vị trí

Diện tích (m2)

Mục đích sử dụng

Hồ sơ pháp lý

1

Trụ sở Công ty: Số 187 – Nguyễn Du – TP Vinh – Nghệ An

 

Phục vụ làm việc của văn phòng Cơ quan Công ty;

Nhà, đất này do Công ty Du lịch Trường Sơn mượn của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế.

2

Khách sạn Hòn Ngư: Số 228 Bình Minh – TX Cửa Lò – Nghệ An.

  9.970

 

Kinh doanh khách sạn.

Đất này do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An giao cho Tổng Công ty Hợp tác kinh tế theo Quyết định số 1786 QĐ/UB ngày 28/08//1993. Sau đó Tư lệnh Quân khu giao lại cho Công ty Hợp tác kinh tế QK4 (nay là Tổng Công ty Hợp tác kinh tế) theo Quyết định số 118/QĐ ngày 11/03/1993. Khi tiến hành cổ phần sẽ chuyển về Tổng Công ty Hợp tác kinh tế.

 

3

Khách sạn Xuân Lam: Khối 1 – TT Xuân An – Nghi Xuân – Hà Tĩnh

   10.353

 

Kinh doanh khách sạn.

Đất này do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh giao lại cho Tổng Công ty Hợp tác kinh tế. Giấy CN QSDĐ số CD 340105 ngày 08/01/2016 của Sở TN&MT Hà Tĩnh với diện tích: 9.314 m2 và Giấy CN QSDĐ số CD 340102 ngày 24/12/2015 của Sở TN&MT Hà Tĩnh với diện tích: 1.039 m2.

 

4

Khu Du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim: Nước Sốt – Sơn Kim 1 – Huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh..

2.785.000

Kinh doanh Nhà nghỉ, nhà hàng, ngâm tắm nước khoáng nóng.

 

Đất này nằm trong 562 ha do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh giao lại cho Tổng Công ty Hợp tác kinh tế theo Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 29/05/2015 (chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Diện tích đó thuộc Tiểu khu 61, khoảnh 3 gồm 5 lô (1,2,3,4,DK) với diện tích 192,3 ha và Tiểu khu 68, khoảnh 1 gồm 5 lô (1,2,3,4,5) với diện tích 86,2 ha. Khi tiến hành cổ phần sẽ chuyển về cho chủ sở hữu.

 

3.2. Nhà cửa, vật kiến trúc

Hiện tại Công ty đang quản lý, sử dụng một số tài sản nằm trong khu vực đất dành cho quốc phòng (Khách sạn Hòn Ngư) thuê của BQP và một số tài sản khác tại Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim, Khách sạn Xuân Lam (đất của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế).

3.3. Tài sản, phương tiện vận tải

Hiện tại công ty đang quản lý sử dụng 02 ô tô với tổng giá trị tài sản còn lại theo sổ sách kế toán là:  519.306.851 đồng (Gồm 02 xe: Xe Fotuner có giá trị 519.306.851 đồng và xe Toyota 16 chỗ đã hết giá trị).

4. Nhãn hiệu thương mại

Hiện tại Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO chưa có nhãn hiệu thương mại được cơ quan chức năng chứng nhận nhưng trong quá trình hoạt động SXKD Công ty đã được lãnh đạo, các ban nghành chức năng, các đơn vị trong ngành du lịch, khách hàng tín nhiệm cao. Các đơn vị đã khẳng định được thương hiệu như: khách sạn Hòn Ngư, Khách sạn Mê Kông, Nhà hàng Sen Vàng, Trung tâm Lữ hành ....

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ. Với mục tiêu luôn hướng tới khách hàng và làm thỏa mãn khách hàng.

5. Các hợp đồng chính đang thực hiện

- Hợp đồng thuê khách sạn Mê Kông với UBND Tỉnh Khăm Muồn có thời hạn đến 2043 (Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế ký, giao Công ty thực hiện);

- Hợp đồng thuê khách sạn Paksan với UBND Tỉnh Bolykhamsay có thời hạn đến 2019 (Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế ký, giao Công ty thực hiện);

- Hợp đồng thuê khách sạn Chaluenxay với ông Khăm Chăn (Sỹ Phăm Thong) có thời hạn đến 2028 (Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế ký, giao Công ty thực hiện);

- Hợp đồng thuê khách sạn Xiêng Khoảng với Tổng Công ty Hợp tác kinh tế có thời hạn đến 2017;

- Hợp đồng thuê Nhà hàng Sen Vàng với Công ty Cổ phần dâu tằm tơ có thời hạn đến 2022;

- Hợp đồng cho thuê khu Du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim với Công ty CP nước khoáng và du lịch Sơn Kim có thời hạn đến 2019;

6. Các tổ chức chính trị và chính trị xã hội

6.1. Tổ chức Đảng là Đảng bộ cơ sở 2 cấp trực thuộc đảng bộ Tổng công ty Hợp tác kinh tế. Tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa Đảng bộ Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn, có Đảng ủy và 04 Chi bộ trực thuộc, Tổng số 34 đảng viên.

6.2. Đoàn thanh niên: Tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa tổ chức đoàn có 1 chi đoàn thanh niên, tổng số 26 đoàn viên.

6.3. Công đoàn cơ sở công ty và Hội phụ nữ cơ sở: Tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa có tất cả 120 đoàn viên công đoàn và có 60 hội viên phụ nữ.

7. Vị thế của Công ty

Là một trong những đơn vị hoạt động lâu đời và có thương hiệu mạnh trong nghành du lịch khu vực nói chung và Nghệ An nói riêng. Ngoài ra, công ty đã và đang làm tốt nhiệm vụ quốc phòng khi các đơn vị trong công ty trải dài trên 4 tỉnh, thành phố: Viêng Chăn, Bô ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng, Khăm Muồn của nước bạn Lào một cách ổn định, vững chắc. Trung tâm lữ hành ngày càng phát triển, là một trong số những đơn vị hoạt động có uy tín trên thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh, thường xuyên nối tour với các đơn vị phía Bắc và Hà Nội. Nhà hàng Sen Vàng là một trong những nhà hàng có uy tín, chất lượng ở Nghệ An, thường xuyên đón những khách hàng VIP.

Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ tay nghề cao; chất lượng vệ sinh phòng khách sạn, chất lượng món ăn ngày càng được củng cố và nâng cao. Ngoài ra, các dịch vụ bổ trợ như: massage, cà phê giải khát, tennis được duy trì và mở rộng.

Trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, luôn duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng. Thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ công nhân viên luôn cố gắng phát huy tối đa năng lực của mình, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

8. Triển vọng phát triển

Tiếp tục duy trì làm tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cả trong nước và nước bạn Lào. Tìm kiếm, mở rộng SXKD thêm các đầu mối như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Bình cũng như nước bạn Lào (Savannakhet, Pakse, Luong Phabang ...) và có thể cả Thái Lan. Ngoài ra, trung tâm lữ hành khai thác thêm các thị trường khác ngoài thị trường truyền thống như: Châu Âu , Nhật, Hàn Quốc ... Ngoài ra, tiếp tục mô hình thuê hoạt động thêm các Nhà hàng, khách sạn ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh khi có cơ hội. Quản lý khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các khách sạn, nhà hàng hiện có. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới.

- Tăng cường liên kết, liên danh các đơn vị khác để tăng năng lực sản xuất, quy mô sản xuất. Chủ động trong công tác thị trường khách hàng, chú trọng quảng bá, khuếch trương hình ảnh của Công ty....;

- Tận dụng lợi thế kinh doanh tại Cửa Lò, các đơn vị ở Lào, thương hiệu của lữ hành;

- Chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong quản lý, sản xuất kinh doanh, xây dựng công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh.

9. Tổng giá trị thực tế tại doanh nghiệp và Tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định số 1170/QĐ-BQP ngày 28/03/2016 của Bộ quốc phòng về việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO:

* Tổng giá trị thực tế tại doanh nghiệp theo số liệu sổ sách kế toán: 28.640.597.996 đồng.

Số liệu xác định lại: 28.680.504.715 đồng

- Chênh lệch: 39.906.719 đồng

* Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo số liệu sổ sách kế toán: 12.302.363.030 đồng.

Số liệu xác định lại: 12.342.269.748 đồng

- Chênh lệch: 39.906.719 đồng

10. Những vấn đề cần tiếp tục xử lý

- Tài chính: Không có vấn đề cần xử lý;

- Tài sản, đất đai, nhà cửa: Giao lại nguyên trạng đất tài sản, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, hàng hóa ... của Khách sạn Hòn Ngư, Khách sạn Xuân Lam, Khu Du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim về cho chủ sở hữu.

PHẦN THỨ BA

PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;

- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN;

- Thông tư số 33/2012-TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Thông tư số 56/2013/TT – BQP ngày 02/05/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trong quân đội thành công ty cổ phần;

     - Căn cứ Thông tư số 50/2012/TT – BQP ngày 20/06/2012 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu;

     - Căn cứ Thông tư số 114/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Bộ Quốc phòng quy định về bố trí, sử dụng và chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại doanh nghiệp quân đội thực hiện cổ phần hóa và tại công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ quốc phòng làm chủ sở hữu;

     - Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT – BTC ngày 24/04/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Căn cứ Quyết định số 198/2014/QĐ – BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính về việc công bố bổ sung tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa năm 2014;

- Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 23/06/ 2015 của Bộ quốc phòng về việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO.

- Quyết định số 2621/QĐ-BQP ngày 04/07/ 2015 của Bộ quốc phòng về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO.

- Quyết định số 1170/QĐ-BQP ngày 28/03/ 2016 của Bộ quốc phòng về việc Phê duyệt giá trị doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO.

- Quyết định số 1128/QĐ-BCĐ ngày 21/7/ 2015 của Ban chỉ đạo cổ phần hóa về việc thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa và quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổ trong công tác cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO.

II.  MỤC TIÊU CỔ PHẦN HÓA

-  Chuyển Công ty TNHH MTV thành Công ty cổ phần với đội ngũ cán bộ công nhân viên và người lao động đã từng gắn bó với Công ty, tạo ra động lực mới, xây dựng cơ cấu lại doanh nghiệp, thực hiện xã hội hóa vốn Nhà nước, tạo cơ chế quản lý năng động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo thế cạnh tranh cho Công ty phát triển;

-  Huy động vốn từ cán bộ viên chức, người lao động trong Công ty và các nhà đầu tư ngoài Công ty để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

-  Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, nâng cao trách nhiệm, năng lực và trình độ của bộ máy quản lý, của người lao động và các cổ đông, tăng cường sự giám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong công ty.

-  Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

III. HÌNH THỨC CỔ PHẦN HÓA

Kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ.

IV. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

1. Tên, địa chỉ công ty

- Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần Du lịch Trường Sơn

- Tên gọi tắt: Công ty Du lịch Trường Sơn.

- Tên giao dịch Quốc tế: TRUONG SON TOURIST JOINT STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt là: TST.

- Trụ sở chính: Số 187, đường Lê Duẩn, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.  

- Điện thoại           : 038 3592 542.

- Fax                     : 038 3592 541.

- E.mail                 : [email protected]

- Website              : www.truongsontourist.com.vn

- Mã số thuế: 2900793002.

- Tài khoản:  0000518831 tại Ngân Hàng Công Thương Nghệ An.

- Biểu tượng Lô gô:

2. Ngành nghề kinh doanh

a) Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn, nhà hàng);

b) Vận tải hành khách ven biển và viễn dương;

c) Vận tải hành khách đường bộ khác;

d) Điều hành tua du lịch (kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa);

đ) Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (Kinh doanh phục vụ hội thảo, hội nghị và thể thao);

e) Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái; ngâm tắm nước khoáng nóng);

g) Buôn bán đồ uống (mua bán bia, rượu, nước giải khát, cà phê);

h) Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;

i) Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật;

3. Giá trị doanh nghiệp để Cổ phần hóa

Theo  Quyết định số 1170/QĐ-BQP  ngày 28/3/2016 của Bộ Quốc phòng xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO tại thời điểm 01/07/2015 để cổ phần hóa: (có hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo)

                Đơn vị tính: đồng       

SốTT

Chỉ tiêu

Số liệu

Xác định lại

1

2

3

A

TÀI SẢN ĐANG DÙNG

28.680.504.715

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

14.705.175.643

1

Tài sản cố định

566.026.624

1.1

TSCĐ hữu hình

566.026.624

-

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

-

Máy móc, thiết bị

26.062.500

-

Phương tiện vận tải, vật tuyền dẫn

519.306.851

-

Thiết bị, dụng cụ quản lý

20.657.273

1.2

TSCĐ vô hình

 

2

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 

3

Chi phí XDCB dở dang

 

4

Chi phí trả trước dài hạn

14.179.052.160

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

13.935.425.931

1

Tiền

- Tiền mặt tồn qũy

- Tiền gửi Ngân hàng

6.996.369.358

4.263.585.476

2.732.783.882

2

Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

3

Các khoản phải thu

5.703.445.912

4

Vật tư, hàng hóa tồn kho

1.235.610.661

5

Tài sản lưu động khác

 

III

Giá trị lợi thế kinh doanh của DN

0

IV

Giá trị quyền sử dụng đất

0

B

TÀI SẢN CHỜ BÀN GIAO TCT

19.812.847.657

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

19.812.847.657

1

Tài sản cố định

16.875.794.157

2

Chi phí trả trước dài hạn

2.937.053.500

3

Chi phí XDCB dở dang

 

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

1

Công nợ không có khả năng thu hồi

 

2

Vật tư, hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất

 

C

TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ NGUỒN KINH PHÍ

 

I

TSCĐ và đầu tư dài hạn

 

II

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

 

D

TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI (Không sử dụng cho SXKD)

 

E

TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DN (A+B+C+D)

48.493.352.372

 

Trong đó: Tổng giá trị thực tế của DN

28.680.504.715

E1

Nợ thực tế phải trả

16.338.234.967

E2

Số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng

181.565.933

F

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DN

12.342.269.748

- Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa: 12.342.269.748 đồng.

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 12.342.269.748 đồng;

- Tài sản chờ bàn giao tổng công ty: 19.812.847.657 đồng

- Tài sản chờ thanh lý: 0

- Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi: 0

- Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi: 181.565.933 đồng.

Tài sản không đưa vào cổ phần hóa (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán): 0 đồng.

Tài sản chờ bàn giao Tổng Công ty là toàn bộ giá trị tài sản của Khách sạn Hòn Ngư, Khách sạn Xuân Lam, Khu Du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim.

V.  VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Vốn điều lệ và số cổ phần phát hành

- Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là: 13.000.000.000 đồng;

- Số cổ phần phát hành lần đầu: 1.300.000 cổ phần

Mệnh giá một cổ phần:  10.000 đồng/cổ phần

Số lượng cổ phần: 1.300.000 cổ phần

2.     Cơ cấu vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần của các cổ đông:

Số TT

Đối tượng cổ đông

Số lượng cổ phần

Giá trị cổ phần theo mệnh giá (VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1

 

Nhà nước (TCT HTKT)

     663.000

   

6.630.000.000

 

51%

2

Người lao động trong DN được mua ưu đãi (100 cp/1 năm ct = 60% giá đấu thành công thấp nhất)

110.410

1.104.100.000

8,49%

3

Cổ phần bán thêm cho người lao động (200 cp/1 năm cam kết làm việc = 100% giá đấu thành công thấp nhất)

116.000

1.160.000.000

 

8,92%

4

Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức Công đoàn

           0

 

0

0%

5

Nhà đầu tư bên ngoài

410.590

4.105.900.000

31,58%

 

Tổng cộng:

1.300.000

13.000.000.000

 

          (Trường hợp người lao động không mua hết cổ phần ưu đãi và cổ phần bán thêm cho người lao động cam kết làm việc thì chuyển sang bán đấu giá ra bên ngoài).

3. Số lượng cổ phần bán đấu giá công khai và giá khởi điểm bán đấu giá

- Số lượng cổ phần bán theo phương thức đấu giá công khai: 410.590 cổ phần, chiếm 31,58 % vốn điều lệ;

- Giá khởi điểm bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư là 10.000 đồng/1 cổ phần  (Bằng chữ: mười ngàn đồng/1 cổ phần).

4. Cổ phần bán giá ưu đãi cho người lao động

- Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 115 người: có 02 là sỹ quan, 14 người là quân nhân chuyên nghiệp, 09 người là công nhân viên quốc phòng; có 58 người hợp đồng lao động không xác định thời hạn; có 32 người hợp đồng lao động thời hạn < 3 năm.

- Tổng số lao động được mua cổ phần theo giá ưu đãi: 115 người.

- Tổng số năm công tác của người lao động được mua CP ưu đãi trong khu vực Nhà nước: 1.104,1 năm.

- Tổng số CP bán ưu đãi cho người lao động: 110.410 cổ phần (Phụ lục 04).

- Tổng số lao động được mua thêm cổ phần ưu đãi: 58 người

- Tổng số năm cam kết làm việc tiếp tại Công ty cổ phần của người lao động được mua thêm CP ưu đãi: 580 năm.

- Tổng số CP người lao động được mua thêm : 116.000 cổ phần (Phụ lục 05).

Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của Công ty tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu giá thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước.

Bảng Danh mục người lao động được mua cổ phần theo giá ưu đãi:

STT

Khoản mục

Tại thời điểm công bố GTDN

1

Tổng số lao động của công ty

115

2

Tổng số lao động được mua cổ phần ưu đãi

115

3

Tổng số năm công tác trong khu vực nhà nước (năm)

1.104,1

4

Tổng số cổ phần được bán ưu đãi cho CBCNV (cổ phần)

110.410

5

Tổng giá trị cổ phần được bán ưu đãi cho CBCNV (tính theo mệnh giá) (Dk 6.000 đồng)

662.460.000

Danh sách người lao động cùng số năm công tác của từng người, số cổ phần từng người được mua ưu đãi, lập theo Phụ lục số 01 kèm theo Phương án này.

5. Cổ phần bán giá ưu đãi cho tổ chức công đoàn: 0 cổ phần;

6. Cổ phần bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược: 0 cổ phần.

7. Phương thức phát hành cổ phiếu và Cơ quan bán cổ phần

7.1. Loại cổ phần:

Tất cả cổ phần tại thời điểm chuyển đổi sang công ty cổ phần là cổ phần phổ thông, các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, thừa kế cổ phần được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty cổ phần và các văn bản quy định khác có liên quan.

7.2. Phương thức bán cổ phần lần đầu .

Quá trình thực hiện đấu giá cổ phần phải được tuân thủ chặt chẽ các quy chế và yêu cầu do tổ chức thực hiện bán đấu giá ban hành. Việc chào bán cổ phần ra ngoài công chúng sẽ được tiến hành theo hình thức đấu giá công khai không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Việc bán đấu giá cổ phần thông qua công ty chứng khoán (thực hiện theo điều 7 thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính).

Cổ phần ưu đãi bán cho cán bộ, công nhân viên được thực hiện tại doanh nghiệp căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt.

7.3. Xác định giá khởi điểm

- Căn cứ xác định giá khởi điểm: Trên cơ sở giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa; Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty Du lịch Trường Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 1170/-BQP ngày 28 tháng 03 năm 2016 của Bộ Quốc Phòng; Tiềm năng của Công ty trong tương lai; tình hình thị trường chứng khoán.

 - Tại thời điểm xây dựng phương án cổ phần hóa, giá khởi điểm đề xuất là 10.000 đồng/CP.

7.4. Thời gian bán cổ phần .

- Sau khi phê duyệt phương án cổ phần hóa, Công ty báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa, cùng với đơn vị tư vấn tiến hành các bước để bán cổ phần cho người lao động và triển khai kế hoạch bán đấu giá ra bên ngoài.

- Thời gian dự kiến: Từ tháng 05 năm 2016

7.5. Cơ quan bán cổ phần: Dự kiến là Công ty Cổ phần chứng khoán Phố Wall, Theo quy định tại điều 7, thông tư 196/2011/TT – BTC;

- Số lượng CP bán đấu giá: 410.590 cổ phần

7.6. Xử lý cổ phần không bán hết

Trường hợp không bán hết số lượng cổ phần bán ra ngoài lần đầu theo cơ cấu vốn điều lệ trong phương án, Công ty đề nghị Ban chỉ đạo cổ phần hóa Bộ Quốc Phòng cho phép tăng phần vốn của Nhà nước lên nhưng không quá 65%.

8. Rủi ro dự kiến

8.1. Rủi ro về kinh tế

Do nghành nghề SXKD của Công ty là du lịch khách sạn và phần vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 51% trong cơ cấu vốn điều lệ. Phần vốn bán cho CBCNV chiếm 17,41% số cổ phần, còn lại huy động chủ yếu là Tổng Công ty và nội bộ công ty trong điều kiện vốn điều lệ không lớn nên ít có khả năng rủi ro về kinh tế.

8.2. Rủi ro của đợt chào bán

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là du lịch dịch vụ nên tỷ suất  lợi nhuận không cao, việc mở rộng kinh doanh ra thị trường đang hạn chế nên các nhà đầu tư chưa nắm rõ khả năng kinh doanh và mức độ phát triển của Công ty nên việc bán cổ phần cho nhà đầu tư có thể gặp khó khăn.

8.3. Rủi ro khác

Các rủi ro khác như thiên tai, bão lụt là những rủi ro bất khả kháng, mỗi khi xảy ra đều gây thiệt hại về tài sản và hoạt động chung của Công ty.

6. Dự toán chi phí cổ phần hóa

Theo dự kiến chi phí cổ phần hóa của Công ty đã được Ban chỉ đạo Cổ phần hóa phê duyệt là không quá 600.000.000 đồng, trong đó bao gồm các khoản mục chính sau:

STT

KHOẢN MỤC

SỐ TIỀN (đồng)

1

Các khoản phí trực tiếp tại DN

104.000.000

-

Tập huấn nghiệp vụ về CPH DN

5.000.000

-

Kiểm kê xác định tài sản

10.000.000

-

Lập phương án CPH, XD Điều lệ

10.000.000

-

Đại hội CNVC để triển khai CPH

10.000.000

-

Hoạt động tuyên truyền, công bố các thông tin về doanh nghiệp

19.000.000

-

CP tổ chức bán cổ phần

10.000.000

-

CP cho Đại hội cổ đông lần đầu.

20.000.000

-

Các chi phí khác có liên quan đến CPH

20.000.000

2

Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn xác định giá trị DN và bán cổ phần.

180.000.000

 

-

Chi phí xác định giá trị doanh nghiệp

80.000.000

-

Chi phí Tư vấn cổ phần hóa

70.000.000

-

Chi phí đấu giá bán cổ phần

30.000.000

 

3

Chi phí cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cổ phần hóa

288.000.000

 

-

PC Ban Chỉ đạo:10 ng x 2.500.000đ x 9 th

180.000.000

-

PC tổ giúp việc: 08 ng x 1.500.000đ x 9 th

108.000.000

 

Tổng cộng

572.000.000

Bằng chữ: Năm trăm bảy hai triệu đồng

7. Kế hoạch hoàn vốn ngân sách, kế hoạch tiền thu từ CPH

Chênh lệch do đấu giá bán cổ phần, bán cổ phần ưu đãi so với giá khởi điểm dự kiến như sau:                                                                       Đơn vị: đồng.     

TT

Khoản mục

Giá trị (đồng)

1

Vốn Điều lệ

     13.000.000.000

2

Vốn Nhà nước thực tế tại DN sau khi đánh giá lại

12.342.270.000

3

Vốn Nhà nước thực tế tại doanh nghiệp sau khi đánh giá lại (51%)

6.630.000.000

4

Vốn nhà nước bán ra bên ngoài

3.371.170.000

5

Thu tiền cổ phần hóa (dự kiến)

5.928.360.000

-

Từ CP ưu đãi bán cho người LĐ

662.460.000

-

Thu từ bán CP cho NLĐ mua thêm

1.160.000.000

-

Thu từ bán đấu giá ra bên ngoài

4.105.900.000

6

Giá trị CP theo mệnh giá bán cho người lao động, bán ra bên ngoài

5.707.540.000

7

Giá trị cổ phần phát hành thêm

657.730.000

8

Chi phí cổ phần hóa

572.000.000

 

Thặng dư tiền vốn chuyển Nhà nước = 5-7-8

4.608.170.000

Tổng số tiền hoàn vốn ngân sách là: 4.608.170.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ sáu trăm linh tám nghìn một trăm bảy mươi đồng)

IV. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRƯỜNG SƠN

Với những điều kiện thuận lợi hiện có của Công ty, kết hợp với những thông tin, dự báo về nhu cầu phát triển ngành nghề phù hợp với khả năng của Công ty trong tương lai, Công ty cổ phần Du lịch Trường Sơn xây dựng một số các chỉ tiêu kinh tế tài chính, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa như sau:

1. Cơ sở hoạch định

- Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian các năm trước; đặc biệt từ năm 2012 đến năm 2015.

* Về các chỉ tiêu chính: (theo hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp)

                                                                          

 

                                                                               Đơn vị tính : 1.000 đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Ghi chú

1. Tổng giá trị tài sản

41.618.041

42.444.454

43.351.595

45.138.221

 

2. Vốn nhà nước theo sổ sách kế toán

31.000.000

31.000.000

31.632.081

31.000.000

 

3. Nợ vay ngắn hạn

10.618.041

11.444.454

11.719.583

14.138.221

 

Trong đó, nợ quá hạn

0

0

0

0

 

4. Nợ vay dài hạn

0

0

0

0

 

Trong đó, nợ quá hạn

0

0

0

0

 

5. Nợ phải thu khó đòi

0

0

0

0

 

6. Tổng số lao động

163

143

123

120

 

7. Tổng quỹ lương

7.839.407

8.805.367

8.774.332

8.774.332

 

8. Thu nhập bình quân (1000đ người/tháng)

4.548

4.856

6.722

6.993

 

9. Tổng doanh thu

44.522.493

56.441.495

57.803.549

63.393.588

 

10.  Tổng chi phí

42.885.278

54.894.590

54.967.878

60.529.910

 

11. Lợi nhuận thực hiện

1.637.215

1.546.905

2.835.671

2.863.678

 

12. Lợi nhuận sau thuế

1.184.333

1.090.315

2.106.938

2.132.456

 

13.Tỷ suất lợi nhuận /vốn

5,28%

4,99%

8,96%

9,24%

 

2.     Mục tiêu phát triển

          2.1. Xây dựng Công ty cổ phần Du lịch Trường Sơn phát triển bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có trình độ quản lý và cơ sở hạ tầng hiện đại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh thu hàng năm tăng trưởng tốt, đảm bảo đời sống cao cho người lao động; đóng góp đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước.

          Cụ thể trong các lĩnh vực chính sau:

          - Kinh doanh khách sạn;

          - Kinh doanh nhà hàng;

          - Kinh doanh lữ hành;

* Những cơ hội, thách thức trong 3 năm tới:

2.2. Phân tích, dự báo về nhu cầu thị trường trong giai đoạn đến năm 2019, những cơ hội, thách thức:

Thuận lợi:

- Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về du lịch ngày càng lớn. Trong định hướng phát triển, cả 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đều được ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển du lịch. Chính phủ Lào cũng có những sự quan tâm đặc biệt về phát triển du lịch.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ trong Công ty ngày càng trưởng thành về chất; CBCNV Công ty có truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ;

- Tiếp cận thị trường nhanh nhạy, có quyết tâm đổi mới vươn lên;

- Tài chính lành mạnh, nợ vay ngân hàng ít;

- Đội ngũ CBCNV đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ;

Khó khăn:

- Các khách sạn trong Công ty đang xuống cấp, thiết bị chưa hiện đại, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với kỳ vọng. Vốn đầu tư cho phát triển giai đoạn 2016-2020 cần nhiều hơn giai đoạn trước, khả năng thay đổi để đảm bảo tiêu chuẩn còn hạn chế do năng lực tài chính còn yếu. Giai đoạn này thị trường du lịch dự báo chưa có đột biến lớn nên khả năng thu hồi vốn đầu tư còn ch ậm.

- Tình hình khó khăn chung của toàn ngành du lịch, cạnh tranh gay gắt, phụ thuộc và thiên nhiên; thị trường Cửa Lò ngày càng nhiều khách sạn có phẩm cấp cao được xây dựng, cạnh tranh về Nhà hàng ở Vinh ngày càng lớn; đặc biệt thị trường về lữ hành ngày càng nhiều công ty, trung tâm mới hình thành và cạnh tranh không lành mạnh.

- Tỷ giá hối đoái thay đổi thường xuyên, tỷ giá đồng USD tăng làm cho chi phí thuê khách sạn ở Lào ngày càng cao trong khi giá bán không tăng;

- Chất lượng nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu, năng suất lao động còn thấp; phạm vi quản lý hoạt động phân tán, trải dài; đời sống còn khó khăn;

- Tư duy của một số cán bộ, người lao động chưa theo kịp với sự thay đổi của xã hội, của ngành. Trình độ quản lý của CBCNV nhất là về chất lượng dịch vụ, phục vụ còn yếu. Khả năng, phương thức tổ chức nhằm mở rộng, phát triển sản xuất ngoài nhiệm vụ chính chưa đạt yêu cầu;

          Từ những phân tích khái quát trên; Công ty đề ra mục tiêu phấn đấu phát triển giai đoạn sau khi chuyển đổi cổ phần hóa với các chỉ tiêu như sau:

  * Các chỉ tiêu chính:

- Hoàn thành 100% kế hoạch SXKD được giao hàng năm.

          - Tăng trưởng chung  từ 5-:-7% so với năm trước.

          - Phấn đấu thu nhập BQ trên 6,5 triệu đồng/người/tháng.

          - Trả cổ tức cho các cổ đông từ 10-:-12% trở lên.

          - Đầu tư mua bổ sung  máy móc, trang thiết bị, đổi mới chất lượng phục vụ thường xuyên đảm bảo yêu cầu cho sản xuất kinh doanh.

          - Ứng dụng tiến bộ KHKT- Công nghệ mới vào công tác quản lý để tăng hiệu quả; Phát triển thương hiệu Công ty bằng nhiều hình thức, trong đó có Website, Logo…vv. Đặc biệt ưu tiên tăng cường quản lý công tác đầu tư, công tác tài chính thường xuyên liên tục.

          - Bảo đảm 100% sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng, đảm bảo an toàn cho khách, an ninh – an toàn mọi mặt, luôn định hướng và thỏa mãn khách hàng;

          - Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          Trên cơ sở của tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, quy mô các lĩnh vực hoạt động của Công ty sau khi cổ phần và nền tảng các nguồn lực hiện có. Công ty đưa ra dự kiến các chỉ tiêu kinh tế trong ba năm tiếp theo như sau:

BẢNG CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH TRONG SXKD TỪ NĂM 2016 – 2019

(Dự kiến số liệu 2016 theo KH SXKD năm 2016)

                                                                                       Đơn vị tính: 1.000 đồng.

Số

TT

Các chỉ tiêu

6Tnăm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Vốn điều lệ

13.000.000

13.000.000

13.000.000

13.000.000

2

Giá trị sản xuất

27.31.450

62.004.002

62.706.290,4

62.841.190,7

3

Doanh thu

32.622.256

71.371.205,6

72.091.741

72.257.738,8

4

Tổng chi phí

31.168.616

68.425.276

69.040.359

69.105.308,6

5

Lợi nhuận trước thuế

1.453.640

2.945.929,5

3.051.382

3.152.430,2

6

Thuế thu nhập doanh nghiệp

320.873

643.004,5

662.056,2

683.126,7

7

Lợi nhuận sau thuế

1.132.797

2.302.885

2.388.875,6

2.469.303,5

8

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn Điều lệ

8,7%

17,71

18,38

18,99

9

Phân chia lợi nhuận sau thuế

203.904

414.519,2

429.997,6

444.474,6

9.1

Quỹ đầu tư phát triển 5%

56.640

115.144,2

119.443,8

123.465,2

9.2

Quỹ thưởng BĐH 3%

33.984

69.086,5

71.666,3

74.079,1

9.3

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10%

113.280

230.288,5

238.887,5

246.930,3

10

Chia cổ tức

928.893

1.888.365,8

1.958.878

2.024.828,8

11

Tỷ suất cổ tức/Vốn cổ phần

7,15 %

14,53

15,07

15,58

12

Thu nhập của NLĐ (triệu đồng /người /tháng)

6,6

7,1

7,1

7,1

13

Số LĐ bình quân trong năm

141

142

144

150

          3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp về quản lý, thị trường:

           - Thường xuyên nắm bắt tình hình chung về kinh tế thế giới, trong nước và thị trường du lịch để có định hướng cho các đơn vị trong công tác kế hoạch – thị trường hàng năm.            

            - Tiếp tục giao khoán, giao chỉ tiêu đến các đơn vị để đảm bảo tính tự chủ cho các đơn vị đồng thời đảm bảo tốt kết quả SXKD.

            - Thường xuyên rà soát các chỉ tiêu, mục tiêu, các định mức kinh tế kỹ thuật để đảm bảo nâng cao công tác quản lý (doanh thu và chi phí), từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

             - Chỉ đạo các đơn vị thường xuyên chú trọng công tác thị trường tại chỗ, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ. Chú trọng công tác đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, công cụ dụng cụ để nâng cao chất lượng buồng phòng, chất lượng dịch vụ. Nâng cao chất lượng vệ sinh phòng nghỉ, nhà hàng, cảnh quan môi trường ...

             - Xây dựng chiến lược về thị trường, lấy Trung tâm lữ hành làm trung tâm để làm thị trường và kết nối các đơn vị tạo thành chuỗi dịch vụ.          

             - Chú trọng kênh thông tin truyền thông đại chúng cũng như kênh thông tin qua mạng Internet. Thường xuyên cập nhật thông tin và khai thác có hiệu quả trang Web của Công ty.                                                                                                       

          3.2. Giải pháp về nguồn vốn:

          - Về huy động vốn:

          + Chỉ đầu tư các nội dung, hạng mục đảm bảo thu hồi vốn nhanh;

          + Tập trung thu hồi công nợ, nợ đọng;

          + Vay vốn của các Ngân hàng;

          + Vay vốn của các tổ chức và cá nhân với mức lãi suất phù hợp…;

          + Có thể phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ khi cần.

          -  Về quản lý vốn:     

          + Bố trí cơ cấu vốn hợp lý, nhằm tận dụng tối đa tiền vốn hiện có;

          + Đầu tư vốn có trọng điểm, dùng các biện pháp nghiệp vụ để tăng nhanh vòng quay của đồng vốn;

          + Tăng cường công tác thu hồi các khoản tiền vốn đang bị chiếm dụng để giảm bớt các nguồn vốn vay. Bộ phận tài chính – kế toán phải lập kế hoạch, đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc thu hồi từng khoản nợ của các đối tượng. Đảm bảo thu hồi nhanh nhất các khoản nợ, nhất là các khoản nợ dây dưa kéo dài. Có chế tài thích hợp để bộ phận thu hồi công nợ hoạt động có hiệu quả.

          3.3. Giải pháp về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

          - Xây dựng định mức nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa sát thực tế hơn nữa. Căn cứ vào thực tế SXKD, từng đơn vị xây dựng mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu để đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí; Lập kế hoạch cụ thể về số lượng, chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại công cụ dụng cụ cần thiết hàng năm để đảm bảo cho hoạt động SXKD;

          - Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý;

          - Lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất nhưng không làm ứ đọng vốn.

          3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực về chất lượng

          - Tập trung khắc phục sửa chữa những thiết bị hiện có, rà soát lại các thiết bị không sử dụng tiến hành thanh lý để thu hồi vốn; đầu tư công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường;

          - Rà soát nguồn lực hiện có, xây dựng phương án quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, phát huy được tối đa tất cả các nguồn lực hiện có;

          - Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới quản trị, công nghệ, đổi mới sản phẩm dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; thay thế dần các thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp cận nhanh với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, tạo sản phẩm tiên tiến, tăng cường hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững; Trước mắt, thay thế dần hệ thống điều hòa, tivi cũ ở các đơn vị.

          - Thuê lại nguyên trạng Khách sạn Hòn Ngư, Khách sạn Xuân Lam; gia hạn Khách sạn Xiêng Khoảng để hoạt động như bình thường đồng thời thuê thêm Khách sạn Vũ Hương ở Cửa Lò để kinh doanh. Có kế hoạch nâng cấp khách sạn Hòn Ngư lên tiêu chuẩn 3 sao để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường;

          - Nhận ủy quyền của Tổng Công ty thực hiện SXKD hợp đồng thuê các khách sạn: Mê Kông, Paksan, Chaluenxay.

          3.5. Giải pháp về tổ chức, điều hành

          - Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất của Công ty đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả; cơ quan công ty đảm bảo tinh giản, hiệu quả tối đa;

          - Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ năng lực, chuyên môn hoá cao nhằm phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của các bộ phận, cá nhân;

          - Căn cứ quy mô, điều kiện thực tế của các đơn vị, để chỉ đạo nhằm hoạt động SXKD có hiệu quả;

          - Các đơn vị sản xuất trực tiếp có nhiệm vụ: Trực tiếp sản xuất trực tiếp quản lý và sử dụng các nguồn lực: Máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, lao động vào hoạt động SXKD một cách có hiệu quả nhất;

          - Thực hiện quyết liệt công tác khoán và giao chỉ tiêu đối với các đơn vị hiệu quả thấp, gắn trách nhiệm của cán bộ phụ trách, giữa tiền thu nhập của người lao động và hiệu quả của đơn vị;

          - Phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị trực thuộc trong điều hành sản xuất;

          - Xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định về tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả;

          - Hàng năm, Công ty có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề cho CBCNV-NLĐ, quy hoạch cán bộ QL, đội ngũ kế cận và tuyển dụng thêm cán bộ, nhân viên chuyên ngành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao;

          3.6. Giải pháp về lao động tiền lương

          - Về chính sách lao động:

          + Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể;

          + Gửi đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập lãn nhau giữa các đơn vị, để  nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          + Xây dựng tiêu chuẩn để tuyển dụng và bố trí cán bộ, nhân viên;

          + Đưa ra các chính sách thu hút những cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn cao; kỹ thuật bếp, nhân viên thông thạo công việc…vv;

          + Rà soát, sắp xếp lao động hợp lý, có kế hoạch tuyển dụng lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

          - Về chính sách tiền lương

          + Xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động hợp lý;

          + Đối với lao động trực tiếp: Khoán tiền lương theo lãi gộp đến từng đơn vị và người lao động;

          + Đối với lao động gián tiếp: Trả lương phù hợp với năng suất làm việc cụ thể của từng người; Khoán mức lương cụ thể cho từng phòng ban, cơ quan theo nhiệm vụ được giao;

          + Có chế độ khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, trong kinh doanh bán hàng mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty;

          + Thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động: Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp …vv;

          3.7. Giải pháp về tìm kiếm việc làm:

          Công tác tìm kiếm việc làm được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức sản xuất và đề ra các giải pháp cụ thể như:

          - Tập trung tìm kiếm, mở rộng thêm các khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ ... ở các địa bàn khác (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Lào...);

          - Nâng cao năng lực thị trường cả về chất lượng và số lượng, tích cực tìm kiếm thị trường mới, giữ vững thị trường cũ;

          - Luôn tìm hiểu, nắm bắt các cơ hội đầu tư khi có cơ hội;

          - Tăng cường hợp tác bằng các hình thức liên danh liên kết với các công ty bạn, xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác trong và ngoài nước;

          3.8. Giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, đoàn thể

          - Xây dựng quy chế quản lý của Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và sử dụng hiệu quả vai trò của Đảng ủy;

          - Đảng ủy Công ty quản lý, chỉ đạo đảng viên hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, hỗ trợ HĐQT, Giám đốc điều hành đưa ra các đường lối, chủ  trương, các biện pháp, giải pháp cụ  thể  để  thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

          - Giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên, người lao động hiểu, thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Các quy định của công ty cổ phần.

          - Xây dựng các tổ chức quần chúng phát triển vững mạnh; Động viên tinh thần đối với người lao động thuộc tổ chức mình để họ phấn khởi yên tâm thi đua lao động sản xuất;

          - Có các giải pháp thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong Công ty cổ phần;

          - Quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động bằng cách thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào: Thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ ...

          3.9. Giải pháp tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí

          Tiết kiệm phòng chống tham nhũng, lãng phí là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế xã hội Công ty đã đề ra:

          - Tuyên truyền, giáo dục, học tập luật phòng chống tham nhũng, lãng phí cho cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn Công ty;

          - Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quá trình sản xuất, tiêu dùng;

          - Có chế độ khen thưởng xứng đáng cho những tập thể cá nhân có thành tích trong tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

            VII. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ phương án cơ cấu tổ chức và định biên lao động khi thực hiện Cổ phần hóa các Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn.

Căn cứ tình hình cơ cấu tổ chức và định biên lao động hiện tại của Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn.

Để kiện toàn tổ chức lại bộ máy hiệu quả, gọn nhẹ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Công ty xây dựng phương án tổ chức bộ máy và định biên lao động như sau:

1. Phương án sắp xếp lại lao động như sau:

1.1. Tổng số lao động có đến thời điểm có quyết định cổ phần hóa (1/7/2015): 120, trong đó:

- Lao động là sỹ quan: 03 người

- Lao động là quân nhân chuyên nghiệp: 16 người

- Lao động là công nhân viên quốc phòng: 08 người

- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 60 người

- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: 33 người.

1.2. Tổng số lao động có đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (28/3/2016): 115, trong đó:

- Lao động là sỹ quan: 02 người

- Lao động là quân nhân chuyên nghiệp: 14 người

- Lao động là công nhân viên quốc phòng: 09 người

- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 60 người

- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: 30 người.

1.3. Phương án sắp xếp lao động.

- Số lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần: 106 người, trong đó: Sỹ quan: 02, Quân nhân chuyên nghiệp: 14, Lao động hợp đồng: 90.

- Đối với 09 lao động là công nhân viên quốc phòng, Tổng công ty Hợp tác kinh tế điều chuyển về các đơn vị trong Tổng công ty sử dụng, quản lý.

- Số lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp: không có

- Số lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành: không có

- Số lao động sẽ chấm dứt hợp đồng: không có

(Có bảng chi tiết kèm theo)

 

TT

NỘI  DUNG

TỔNG  SỐ

GHI CHÚ

I

Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

115

 

1

Lao động là sỹ quan

2

 

2

Lao động là QNCN

14

 

3

Lao động là CNVQP

09

 

4

Lao động làm việc theo hợp đồng lao động

90

 

 

a) Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn

60

 

 

b) Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

30

 

II

Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp

0

 

1

Số lao động đủ điều kiện hưu theo chế độ hiện hành

0

 

2

Số lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động

0

 

 

a) Hết hạn hợp đồng lao động

0

 

 

b) Tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động

0

 

 

c) Chấm dứt hợp đồng lao động với lý do khác theo quy định của pháp luật

0

 

3

Số lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, chia ra:

0

 

 

a) Số lao động thực hiện theo Thông tư số 50/2012/TT-BQP

0

 

 

b) Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và trả trợ cấp mất việc làm

0

 

III

Số lao động còn hạn hợp đồng lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần  = 1+2

106

 

1

Số lao động mà hợp đồng lao động còn thời hạn

90

 

2

Số lao động là sỹ quan, CNCN

16

 

-

Sỹ quan

2

 

-

Quân nhân chuyên nghiệp

14

 

3

Số lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

0

 

-

Ốm đau

0

 

-

Thai sản

0

 

-

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0

 

4

Số lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động, chia ra:

0

 

-

Nghĩa vụ quân sự

0

 

-

Nghĩa vụ công dân khác

0

 

-

Bị tạm giam, tạm giữ

0

 

-

Do hai bên thoả thuận

0

 

IV

Số lao động là CNVQP

09

 

 (Danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp, sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần tại Phụ lục số 2 đính kèm Phương án)

            Phương án sắp xếp lao động sau CPH

(Dự kiến bộ máy nhân sự như sau)

TT

Bộ phận

Số người

Cộng

Chuyên trách

Không ch/trách (kiêm nhiệm)

I

Bộ phận quản lý ở Công ty

04

05

09

1

Hội đồng quản trị

0

03

03

2

Ban kiểm soát

01

02

03

3

Ban Giám đốc

02

 

02

4

Kế toán trưởng

01

 

01

II

Bộ phận tham mưu, giúp việc

05

 

05

1

Phòng KHTT

02

 

02

2

Phòng Tổ chức Hành chính

02

 

02

3

Phòng Tài chính Kế toán

01

 

01

III

Quản lý tại các KS,NH,TTLH

11

 

11

1

KS Hòn Ngư (cả KSVũ Hương)

02

 

02

2

KS Mê Kông

01

 

01

3

KS Paksan

01

 

01

4

KS Chaluenxay

02

 

02

5

KS Xiêng Khoảng

01

 

01

6

NH Sen Vàng

02

 

02

7

TT Lữ hành

01

 

01

8

KS Xuân Lam

01

 

01

IV

LĐ trực tiếp tại các đơn vị

123

 

123

1

KS Hòn Ngư (cả KSVũ Hương)

49

 

49

2

KS Mê Kông

15

 

15

3

KS Paksan

10

 

10

4

KS Chaluenxay

9

 

9

5

KS Xiêng Khoảng

9

 

9

6

NH Sen Vàng

14

 

14

7

TT Lữ hành

8

 

8

8

KS Xuân Lam

9

 

9

 

Cộng

143

05

148

 

(Số lao động thiếu chủ yếu các đơn vị ở Lào, đơn vị sẽ tăng cường tuyển thêm, thuê ngoài để đảm bảo sản xuất kinh doanh)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SAU CỔ PHẦN HÓA

 

       
 
 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC KHÁCH SẠN

 

 

2. Chính sách đối với người lao động của Công ty cổ phần

          Các chính sách về lao động của Công ty trong giai đoạn 2016 - 2018 có những điểm chính sau:

          - Việc trả lương thực hiện theo quy chế trả lương, trả thưởng của Công ty  theo mức độ hoàn thành và độ phức tạp của công việc .

          - Thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo chế độ chính sách nhà nước.

          - Về tiền thưởng: theo quy chế của Công ty.

          - Kế hoạch cụ thể về Quỹ lương của Công ty sẽ do Hội đồng quản trị của Công ty quyết định trên cơ sở đề xuất của Ban Giám đốc theo đúng quy định hiện hành.

          * Căn cứ các quy định của pháp luật về lao động, kế hoạch kinh doanh và tình hình cụ thể của quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ có chế độ lương, thưởng thích hợp để kích thích lực lượng lao động, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về mặt tài chính của cán bộ công nhân viên và người lao động.

Công ty thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động và các chính sách của công ty.

3. Chức năng, nhiệm vụ Bộ máy điều hành Công ty: Trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần.

          - Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm  vụ  và  quyền  hạn  được Luật pháp  và  Điều  lệ công ty quy định.

- Hội đồng Quản trị: 03 thành viên

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Trong đó có 2 người đại diện phần vốn Nhà nước (theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 56/2013/TT – BQP ngày 02/05/2013).

- Ban kiểm soát: 03 thành viên

Ban kiểm soát thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của  đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát của Công ty dự  kiến có 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.

          - Ban Giám đốc Công ty: 02 thành viên

Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê.

- Các Phòng chức năng:

Phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Ban giám đốc giao.

 + Phòng kÕ ho¹ch – thị trường. Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm. Hàng quý và hàng tháng; thực hiện công tác thống kê, theo dõi, hướng dẫn công tác sản xuất.

+ Phòng tài chính kế to¸n. Chức năng chủ yếu là quản lý vốn và tài sản, hạch toán sản xuất kinh doanh, kiểm tra tài chinh kế toán; lập kế hoạch tài chính; cân đối các khoản thu, chi; xây dựng quy chế về quản lý tài chính; Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ kế toán của nhà nước và quy chế quản lý tài chính của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản theo quy định; báo cáo tài chính hàng năm trình cấp trên phê duyệt.

+ Phòng tổ chức – hành chính. Thực hiện công tác quản lý lao động, lao động tiền lương, công tác chính sách đối với người lao động. Xây dựng đề án phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật và người lao động. Công tác an toàn lao động.

+ Các Khách sạn, Nhà hàng, Trung tâm Lữ hành.

          Là các đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh mang lại giá trị sản xuất và doanh thu cho Công ty.

VIII. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT:

Sau khi cổ phần hóa xong, các khu đất của Công ty đều trả về Tổng Công ty, Công ty chỉ thuê lại để hoạt động.

IX. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI

Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, phúc lợi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 181.565.933 đồng, số tiền trên được Hội nghị người lao động bất thường ngày 20/12/2015 biểu quyết 100% sử dụng như sau: Sử dụng toàn bộ số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi thưởng cho người lao động vào cuối năm 2015.

PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC DUYỆT

Sau khi phương án cổ phần hóa của Công ty được phê duyệt và có quyết định của Bộ Quốc phòng về việc chuyển Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO thành Công ty cổ phần, Công ty dự kiến triển khai thực hiện phương án theo lịch trình như sau:

(Dự kiến tháng 05/2016 phương án cổ phần hóa của Công ty được duyệt )

TT

Nội dung công việc

Thời gian

1

Tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài

T05/2016

2

Tổ chức bán cổ phần ưu đãi cho CB.CNV, cho tổ chức công đoàn

T05/2016

3

Báo cáo kết quả bán cổ phần với Ban chỉ đạo cổ phần hóa

T6/2016

4

Tổ chức Đại hội cổ đông thành lập thông qua Điều lệ, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

T6/2016

5

Hội đồng quản trị Bầu Chủ tịch HĐQT và bổ nhiệm Giám đốc Công ty cổ phần

T6/2016

6

Sau khi có quyết định bổ nhiệm Ban Giám đốc, Kế toán trưởng mới; Công ty sẽ làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin cấp dấu mới, tiến hành in Sổ chứng nhận sở hữu cổ phần

T6/2016

7

Bàn giao danh sách lao động, tài sản, vốn, sổ sách cho HĐQT

T6/2016

8

Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần, đăng báo theo quy định

T6/2016

 

 PHẦN THỨ NĂM

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Sơn COECCO là phù hợp với chủ trương của nhà nước và cần thiết để huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kính đề nghị Tổng Công ty Hợp tác kinh tế, Quân khu 4, Ban chỉ đạo Cổ phần hóa, Bộ Quốc phòng xem xét phê duyệt phương án cổ phần hóa để Công ty triển khai thực hiện các bước cổ phần hóa tiếp theo đúng theo tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt./.

Nơi nhận:

- Bộ Quốc phòng

- Cục kinh tế;

- Ban ĐM&PT DN QK;

- Ban chỉ đạo CPH;

- Ban Tổng giám đốc;

- Hội đồng thành viên TCT;

- Ban chỉ đạo CPH CT DLTS;

- Lưu: Hồ sơ CPH – TGV.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

 

 

 

 

 

 

 

Thiếu tá Nguyễn Việt Hùng

 

 

 

Tin tức khác:
Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu 4 đến thăm và chúc tết xuân Tân Sửu tại đơn vị (28/1/2021)
Khách sạn Hòn Ngư - điểm đến của Du lịch Cửa Lò (25/1/2021)
KHÁCH SẠN HÒN NGƯ CỬA LÒ - Sự thay đổi ngọt ngào khẳng định giá trị - nâng tầm thương hiệu (25/1/2021)
THÔNG BÁO (11/10/2019)
TUYỂN DỤNG (9/10/2019)
Tuyển dụng (19/9/2019)
DU LỊCH LÀO - ĐÔNG BẮC THÁI LAN 4 NGÀY 3 ĐÊM (29/11/2018)
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NĂM 2019 (11/9/2018)
Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 5.890 tỷ đồng năm 2017 (27/11/2017)
OPEN TOUR SƠN KIM 1 NGÀY (27/10/2017)
DU XUÂN HÁI LỘC CẦU TÀI (2/2/2017)
THƯ MỜI THẦU (27/12/2016)
Nghị quyết HĐQT phiên họp ngày 25/8/2016 (6/9/2016)
SƠ YẾU LÝ LỊCH (19/7/2016)
ĐƠN ĐỀ CỬ (19/7/2016)
 
TOUR TRONG NƯỚC
TOUR NƯỚC NGOÀI
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 44 | Tất cả: 1,405,448
DỊCH VỤ CÔNG TY
 
 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TRƯỜNG SƠN COECCO

ĐỊA CHỈ: Số 187 Lê Duẩn - TP Vinh - Nghệ An

ĐIỆN THOẠI: 0917.194.662

E-MAIL: [email protected] - [email protected]